Mối quan hệ hợp tác và phát triển:
28.08.2009 15:36
Qua 30 năm xây dựng - được sự định hướng và chỉ đạo của Uỷ ban thành phố, Sở giao thông Công chính - được sự quan tâm của các ngành các cấp vườn thú đã xây dựng được mối quan hệ mật thiết với nhiều cơ quan trong và ngoài nước.
HTML clipboard
Đặc biệt, trong giai đoạn từ 1992 đến
nay, cùng với thời kỳ đổi mới, mở cửa
của nền kinh tế đất nước và thủ đô, trên
20 cơ quan khoa học cấp bộ như Bộ Khoa
học - Công nghệ - Môi trường, Bộ Nông
nghiệp - phát triển Nông thôn, Bộ Xây
dựng, Trung tâm khoa học tự nhiên và
công nghệ Quốc gia, Trung tâm tài nguyên
môi trường... Hàng chục cơ quan cấp Cục,
Vụ, Viện, Khu bảo tồn, vườn quốc gia,
Hội sinh vật cảnh, Hội động vật học, Hội
thú y... có mối quan hệ về học thuật và
lĩnh vực bảo tồn đã là những xúc tác đưa
vườn thú trở thành một vị trí xứng đáng
là bảo tàng sống các loài động vật khu
vực phía Bắc, là trường học giáo dục về
môi trường, cảnh quan, tình yêu thiên
nhiên đất nước con người.
Song song với quan hệ đối nội, việc
mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế được
vườn thú đặc biệt chú ý trong những năm
qua. Đến nay vườn thú đã có mối quan hệ
với trên 30 vườn thú và tổ chức bảo tồn
động vật trên thế giới. Từ năm 1989 quỹ
Brehm (Đức) đã hợp tác tài trợ xây dựng
khu nhân giống các loài chim. Đến năm
1993 Vườn thú là thành viên chính thức
của Hiệp hội các vườn thú khu vực Đông
Nam Á (SEAZA). Hơn 30 vườn thú, các tổ
chức bảo tồn có quan hệ mật thiết trong
việc trao đổi vật, trao đổi thông tin và
nghiệp vụ quản lý, khoa học kĩ thuật như
Walsrode, Berlin, Leipzig, Munster,
Frankfurt... (Cộng hoà Liên bang Đức),
Cleres (Pháp), Singapore.... Đặc biệt
là Hội Trĩ Thế giới (WPA) đã thực hiện
những bước hợp tác quan trọng trong việc
đưa một số loại động vật nhập ngoại tới
Vườn làm tăng sức hấp dẫn trưng bày như:
Đà điểu, Ngựa hoang, Đười ươi, Vẹt
Amazon, Chim Turaco...
Ngày
nay, mạng thông tin khoa học của Vườn
Thú đã được sử dụng qua hệ thống
Internet, Web... giữa Vườn Thú Hà Nội và
một số các vườn động vật và Tổ chức bảo
tồn động vật. Sự cập nhật và hiện đại
hoá công tác quản lý, mở mang mối quan
hệ nhiều chiều cùng có lợi đã đưa Vườn
Thú có vị trí xứng đáng trên trường Quốc
tế về công tác bảo tồn nhân giống.
Từ năm 1993 đến nay, các báo cáo
chính thức của Vườn thú về bảo tồn các
loài chim họ Trĩ, họ Cầy, Cá cóc Tam
Đảo... tại các Hội nghị Vườn thú Quốc tế
đã được ghi nhận và đánh giá cao trong
tàng thư bảo tồn động vật Quốc tế.
Vinh dự lớn cho Vườn thú vào ngày
29/6/1999, Hoàng tử Akishino và Công
chúa Nhật Bản, người rất quan tâm đến
Điểu học đã tham Vườn và đánh giá cao
công tác bảo tồn, nhân nuôi các loài
chim họ Trĩ của Vườn. Động thái này đã
góp phần làm sáng lên ngọn lửa tình hữu
nghị Việt - Nhật mà đồng chí Giám đốc Sở
Phạm Quốc Trường với chức danh Chủ tịch
Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản thành
phố Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho Chi Hội
Hữu nghị Việt - Nhật Vườn thú Hà Nội.
HNZ |